NHỊP TIM THAI VÀ 3 LƯU Ý VỀ NHỊP TIM

Nhịp tim thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, do đó các mẹ cần chú ý theo dõi nhịp tim thai thường xuyên để biết được tình trạng thai hiện tại của mình. Cùng tìm hiểu về nhịp tim thai nhi và 3 lưu ý về nhịp tim.

NHỊP TIM THAI VÀ 3 LƯU Ý VỀ NHỊP TIM

Nhịp tim thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, do đó các mẹ cần chú ý theo dõi nhịp tim thai thường xuyên để biết được tình trạng thai hiện tại của mình. Cùng tìm hiểu về nhịp tim thai nhi và 3 lưu ý về nhịp tim.

1. Nhịp tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển ra sao?

Các chuyên gia cho biết, tim thai thường có từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Đó là khi phôi thai bắt đầu hình thành 2 mạch máu tạo thành các ống dẫn của tim. Thời điểm này, vẫn chưa hình thành hình dáng của tim thai nhưng điều hết sức kỳ diệu và thú vị là tim đã hoạt động, đập và co bóp. Tim thai sẽ phát triển và hoàn thiện nhanh hơn từ sau tuần thứ 4.

Cột mốc quan trọng đầu tiên là tuần thai thứ 5. Theo các bác sĩ, đây là lúc phôi thai có sự phát triển mạnh mẽ, bắt đầu có hình hài và hình thành nhiều tế bào. Hạt nhỏ nằm ở giữa phôi sẽ dần phát triển thành tim thai. Khi tim thai đã được hình thành nghĩa là một mầm sống đang trỗi dậy. 

Giai đoạn về sau, tim thai dần hoàn thiện. Cụ thể, ở cột mốc tuần thứ 7, tim thai sẽ lớn dần và có sự phân chia thành buồng trái, buồng phải. Đến tuần thứ 11, tuần thứ 12, tim thai đã hoàn thiện và đập nhẹ, xuất hiện những Nhịp tim thai đầu tiên.

Bước sang tuần thứ 14, nhịp tim của thai nhi đập mạnh và rõ hơn. Tuần thứ 16, tim thai có thể bơm máu, khoảng 24 lít/ngày và con số này sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai. Đây là thời điểm mà cấu tạo của tim đã hoàn thành và đảm nhiệm tốt chức năng của mình.

Từ sau những cột mốc này, thai nhi phát triển mạnh, đồng thời tim thai sẽ tiếp tục lớn, cả về khối lượng và kích thước. Theo các bác sĩ, thông thường tim thai của bé sẽ đập từ 120 – 160 lần /phút.

2. Khi nào nghe được nhịp tim thai?

Thời gian nghe được tim thai ở mỗi trường hợp là khác nhau. Thông thường, các bác sĩ có thể giúp mẹ bầu nghe được tim thai của con mình vào khoảng tuần thứ 6, tuần thứ 7 của thai kỳ. 

Tim thai đập càng rõ, càng to thì chứng tỏ con của bạn đang phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp thai nhi khác, các bà bầu phải chờ đến tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ mới được nghe những nhịp tim đầu tiên của con yêu.  

Sang đến tuần thứ 20, sự phát triển của thai nhi sẽ được biểu hiện rõ ràng qua nhịp tim thai. Không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể thấy rõ được tim thai. 

Tim thai chính là dấu hiệu nhận biết về sức khỏe thai nhi. Nếu nhịp đập bạn nghe thấy càng rõ, càng to thì chứng tỏ con của bạn đang phát triển rất tốt, thai nhi khỏe mạnh. Ngược lại, nếu có cảm nhận có điều bất thường, bạn nên liên hệ ngay tới các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

3. Một số lưu ý về nhịp tim thai

Nhịp tim chính là một yếu tố mà bác sĩ cần phải biết chính xác để nắm rõ được sự phát triển của thai kỳ, đồng thời giúp can thiệp kịp thời khi có những tình trạng xấu xảy ra. Từ đó, giúp mẹ và thai nhi được đảm bảo an toàn. 

Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hiện đại để hỗ trợ và đảm bảo quá trình theo dõi nhịp tim của thai được chính xác. Dụng cụ đó là các trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài, đồng thời một thiết bị khác được gắn lên da đầu thai nhi với chức năng theo dõi trực tiếp, đảm bảo chỉ số nhịp tim chính xác. 

Chuyên gia sản khoa cho biết, việc theo dõi tim thai vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt 3 và giai đoạn khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Cần phải đảm bao thai nhi luôn khỏe mạnh. 

– Nhịp tim bình thường

Ở tuần thai thứ 16, tim thai đã hoàn thiện và trung bình có thể đập 120 – 160 lần/phút. Khi em bé cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút. Sang tuần thứ 20, tim thai có thể đập nhanh và mạnh hơn. 

Ở giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai đạt từ 120 – 160 lần/phút được cho là nhịp đập tốt nhất. Bạn cần nhớ rằng, cử động của thai cũng tác động đến nhịp tim, khi ngủ, khi hoạt động nhịp tim của thai nhi cũng thay đổi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng về nhịp tim của bé, bạn có thể liên hệ và nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia. 

– Nhịp tim nhanh

Khi mẹ chuyển dạ, thai nhi cần lượng oxy nhiều hơn vì thế tim thai cũng sẽ nhanh hơn. Cụ thể, sẽ tăng ít nhất là 15 nhịp/phút và kéo dài 15 giây. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. 

Nếu tim thai tăng nhanh và tăng đột ngột ở các thời điểm khác nhau khi mẹ bầu chuyển dạ, rất có thể đó là những dấu hiệu của suy tim. Các bác sĩ sẽ có những tác động cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

– Nhịp tim chậm

So với nhịp thai nhanh thì nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm nhiều cho thai nhiều hơn. Khi tim thai chỉ đập 80 lần/ phút chính là lúc nguy cấp và mẹ nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Nhiều mẹ bầu tin rằng, nhịp tim của thai có thể là dấu hiệu nhận biết giới tính. Cụ thể, nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, thai có thể mang giới tính nam. Nếu nhịp tim đập 140 nhịp/ phút trở lên thì mẹ có thể đang mang bầu bé gái. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học kết luận về vấn đề này. Cách chính xác nhất để nhận biết giới tính thai nhi chính là qua siêu âm hình ảnh. Các mẹ hoàn toàn có thể chủ động theo dõi tim thai tại nhà bằng máy siêu âm Doppler, chủ động về sức khỏe và chăm sóc thai nhi tại nhà.

Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức
Tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Lộ
3 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bài viết: 131