Suy giảm thính lực ở người già

Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 1/3 người trên 65 tuổi và hơn một nửa trong nhóm trên 75 tuổi mắc các chứng suy giảm thính lực, suy giảm thính lực ở người già là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội hiện nay. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần. vậy suy giảm thính lực ở người già như thế nào.

Suy giảm thính lực ở người già

Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 1/3 người trên 65 tuổi và hơn một nửa trong nhóm trên 75 tuổi mắc các chứng suy giảm thính lực, suy giảm thính lực ở người già là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội hiện nay. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần. vậy suy giảm thính lực ở người già như thế nào.

Lãng tai ở người cao tuổi là gì?

Bệnh lãng tai ở người già hay còn gọi là giảm thính lực do tuổi tác là tình trạng mất thính lực dần dần do quá trình lão hóa tự nhiên. Đây là một trong tình trạng phổ biến nhất ở người già và thường gặp ở cả hai tai.

Do thính giác kém dần nên ban đầu người bệnh thường ít nhận ra sự thay đổi bất thường của tai. Thông thường, bệnh lãng tai ở người già ảnh hưởng đến khả năng nghe những tiếng ồn có cường độ cao như nhạc chuông điện thoại, tiếng bíp của lò vi sóng hơn là những tiếng ồn ở âm vực thấp.

Nguyên nhân người cao tuổi bị lãng tai là do đâu?

Khi tuổi tác lớn hơn, các mạch máu, tế bào thần kinh hạch xoắn ốc hướng tâm và tế bào lông ở tai cũng dần “xuống cấp”, dẫn đến chúng không còn phản ứng nhanh nhạy với các tín hiệu âm thanh và diễn ra suy giảm thính lực.

Một số nguyên nhân khác gây ra lãng tai ở người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Tiếng ồn: Quá trình con người tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài có thể làm hỏng các tế bào lông trong ốc tai khiến chúng không thể hồi phục lại chức năng ban đầu nữa.
  • Bệnh lý mạn tính: Các tình trạng phổ biến hơn ở người cao tuổi, chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc tiểu đường, gây biến chứng làm suy giảm thính lực nghiêm trọng.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid, thuốc hóa trị dùng trong điều trị ung thư có thể gây mất thính lực về lâu về dài. Hoặc người bệnh liên tục tiếp xúc với các hóa chất độc hại như toluen (dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, cao su, mực in, chất kết dính, mực in, chất hóa học…), styrene (được sử dụng trong sản xuất cốc, chai lọ nhựa hoặc xốp…), chì, carbon monoxide (CO), thủy ngân lâu ngày cũng gây suy giảm thính lực.
  • Các yếu tố khác: Người bệnh có tiền sử viêm tai giữa, di truyền hoặc một số bệnh toàn thân cũng có thể làm mất thính lực vĩnh viễn.

Triệu chứng suy giảm thính lực ở người cao tuổi

Một số dấu hiệu suy giảm thính lực phổ biến ở người lớn tuổi bao gồm:

  • Khó khăn trong giao tiếp vì không nghe rõ người khác nói gì;
  • Nghe loa đài thường chỉnh mức âm lượng cao, nếu hạ âm lượng xuống mức bình thường sẽ rất khó để nghe hoặc nghe câu được câu không;
  • Thường xuyên dùng các từ: Hử? hả? Cái gì? Gì cơ?… trong khi nói chuyện;
  • Khó cảm nhận được những âm thanh nhỏ như: Tiếng nước chảy, mưa rơi, là xào xạc…
  • Không thể nghe nếu người khác thì thầm vào tai.

Các biến chứng có thể xảy ra khi người cao tuổi bị lãng tai

  • Rối loạn khả năng nhận thức: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, suy giảm thính lực ở người lớn tuổi có nguy cơ dẫn đến chứng suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ.
  • Cô lập xã hội: Thính giác có gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày, bao gồm giao tiếp, sự an toàn, tương tác xã hội của người cao tuổi. Lãng tai có thể dẫn đến gia tăng sự cô lập với thế giới bên ngoài và giảm khả năng tự chủ ở người cao tuổi. Người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu, khó chịu…
  • Mất an toàn: Việc suy giảm khả năng nghe âm thanh ở tần số cao khiến người cao tuổi khó có thể phản ứng nhanh với các cảnh báo và tín hiệu, chẳng hạn như chuông cửa, chuông điện thoại, cảnh báo cháy nổ…

Các biện pháp phòng ngừa lãng tai ở người cao tuổi

Các khuyến nghị để làm chậm lại quá trình lãng tai ở người già bao gồm:

Tầm soát thính lực hàng năm

Người từ 60 tuổi nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sàng lọc suy giảm thính lực ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc khi có biểu hiện nghe kém.

Duy trì lối sống lành mạnh

Do bệnh lãng tai ở người lớn tuổi có liên quan đến các bệnh lý mãn tính như tiểu đường hay cao huyết áp, nên chúng ta cần duy trì lối sống khoa học, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc, tránh hút thuốc,… có thể giúp giảm nguy cơ và làm chậm quá trình suy giảm thính lực.

Vệ sinh sạch tai hàng ngày

Giữ gìn tai sạch sẽ, dùng khăn ẩm lau tai mỗi ngày và hạn chế nghe những tiếng ồn lớn là biện pháp giúp người cao tuổi phòng tránh lãng tai.

Sử dụng máy trợ thính khi có dấu hiệu lãng tai.

Những điều mà không ai nói cho bạn biết về tác dụng của máy trợ thính.

Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức
Tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Lộ
3 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bài viết: 131