Những điều cần biết về Viêm Gan A

Viêm gan A là một bệnh nhiễm virus, gây viêm và tổn thương gan tạm thời. Không giống như viêm gan B và C, viêm gan A lây truyền qua đường “phân - miệng” và bệnh nhân có thể nhiễm virus qua đường ăn uống, tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tiêm phòng là cách phòng bệnh viêm gan A hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những điều cần biết về viêm gan A, cách chẩn đoán, phòng tránh và điều trị.

Những điều cần biết về Viêm Gan A

Viêm gan A là một bệnh nhiễm virus, gây viêm và tổn thương gan tạm thời. Không giống như viêm gan B và C, viêm gan A lây truyền qua đường “phân – miệng” và bệnh nhân có thể nhiễm virus qua đường ăn uống, tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tiêm phòng là cách phòng bệnh viêm gan A hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những điều cần biết về viêm gan A, cách chẩn đoán, phòng tránh và điều trị.

Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể gây ra các đợt bùng phát dịch trong cộng đồng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Nguyên nhân trực tiếp:

  • Do virus viêm gan A (HAV) gây ra
  • Virus thuộc họ Picornaviridae
  • Có khả năng tồn tại lâu trong môi trường

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bênh

  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Nguồn nước không an toàn
  • Thực phẩm nhiễm bẩn
  • Tiếp xúc gần với người bệnh
  • Du lịch đến vùng có dịch

Hậu quả của viêm gan A

Bệnh thường diễn biến lành tính, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tuy nhiên cũng có thể gặp suy gan cấp nặng và tử vong với tỷ lệ rất thấp. Sau khi bị nhiễm, người bệnh sẽ có miễn dịch bền vững

Phân loại viêm gan A

Viêm gan A cấp tính nhẹ:

  • Triệu chứng nhẹ
  • Tự khỏi sau 2-3 tuần
  • Không để lại di chứng

Viêm gan A cấp tính vừa:

  • Triệu chứng rõ rệt
  • Kéo dài 3-6 tuần
  • Cần điều trị hỗ trợ

Viêm gan A cấp tính nặng:

  • Triệu chứng nặng
  • Có thể gây biến chứng
  • Cần nhập viện điều trị

Chẩn đoán viêm gan A

Các triệu chứng thường gặp :

Mệt mỏi: Người bệnh làm việc kém hơn bình thường do các chất độc hại không được đào thải đúng cách do gan nhiễm virus khiến toàn thân mệt mỏi, khó chịu.

Ăn không tiêu: Do gan tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, sự xâm nhập của virus HAV sẽ làm giảm chức năng gan trong quá trình này. Do đó người bệnh cũng sẽ có triệu chứng khó tiêu, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, đau nhẹ vùng bụng phải, buồn nôn,…

Sốt nhẹ: Nguyên nhân khiến người bệnh viêm gan A sốt là do lượng bạch cầu tăng lên để chống lại virus.

Ngoài da ngứa ngáy, nổi mụn, da vàng: Đây là hậu quả của độc tố không đào thải được ra ngoài, đọng lại trong gan. Da của bệnh nhân với sắc độ màu vàng khác nhau tùy theo mức độ nhiễm bệnh.

Nước tiểu vàng: Do Albumin được đào thải qua thận khiến nước tiểu của bệnh nhân có màu vàng.

Đau nhức các khớp và cơ: Đây là một triệu chứng hiếm gặp, nhưng khi xảy ra là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh đang trở thành gan mãn tính và nguy hiểm.

Chẩn đoán qua xét nghiệm

Xét nghiệm máu:

  • Anti-HAV IgM (+): Chẩn đoán xác định
  • Men gan (AST, ALT) tăng
  • Bilirubin tăng
  • Công thức máu

Xét nghiệm hình ảnh:

  • Siêu âm gan
  • CT scan (nếu cần)

Các xét nghiệm khác:

  • Đông máu cơ bản
  • Chức năng gan

Điều trị viêm gan A

Viêm gan vi rút A không có điều trị đặc hiệu

Điều trị hỗ trợ

  • Nghỉ ngơi hoạt động nhẹ nhàng.
  • Ăn giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật. Tăng cường hoa quả tươi.
  • Không rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan
  • Các thuốc điều trị triệu chứng như sốt, nôn, giảm đau.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc bảo vệ màng tế bào gan: như nhóm BDD (Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate).
  • Thuốc tăng cường chuyển hóa: chuyển amoniac độc hại thành ure như nhóm L-Ornithin L-Aspartat, Lactulose.
  • Thuốc có tác dụng khử các gốc tự do bảo vệ tế bào khỏi các chất oxy hóa có hại: Glutathione.
  • Tăng cường các yếu tố đông máu: Vitamin K, Plasma tươi…
  • Thuốc lợi mật, sử dụng khi có vàng mắt vàng da: chophytol, sorbitol…
  • Thuốc lợi tiểu, sử dụng khi bệnh nhân tiểu ít, bắt đầu với nhóm kháng Aldosteron, có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu khác.

Phòng bệnh viêm gan A

Viêm gan vi rút A có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng, vệ sinh cá nhân tốt và vệ sinh môi trường

Tiêm phòng vaccine viêm gan A

  • Tất cả trẻ em lớn hơn một tuổi.
  • Những người có khả năng bị tiếp xúc với HAV trong công việc.
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Những người có khả năng trở thành bệnh nặng nếu họ bị nhiễm HAV. (những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc bệnh gan mãn tính).

Phòng bệnh không đặc hiệu:

  • Với người bị nhiễm viêm gan vi rút A: bệnh nhân nên rửa tay kỹ trước, sau khi ăn và tiếp xúc với người khác.
  • Với cộng đồng: có thể giảm cơ hội bị nhiễm bằng các cách sau:
  • Rửa tay với xà phòng trước khi ăn.
  • Không nên ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín từ các khu vực sông biển bị ô nhiễm …
5/5 - (1 bình chọn)
Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức

Bs Đào Ngọc Đức
Tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Lộ
3 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bài viết: 138