Y tế Phương Mai
Contents
Tầm quan trọng của việc theo dõi nhịp tim thai nhi trong thai kỳ.
Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bé trong thai kỳ, nhịp tim nhanh bất thường cảnh báo tình trạng suy tim, nhịp tim chậm cảnh báo suy thai.Việc theo dõi nhịp tim thai nhi cẩn thận giúp phát hiện sớm các vấn đề, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ và quá trình sinh nở.
5 vấn đề quan trọng cần lưu ý về nhịp tim trong thai kỳ.
- Đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:
- Nhịp tim thai nhi là dấu hiệu quan trọng để biết thai nhi đang phát triển bình thường hay có vấn đề gì.
- Nhịp tim thai nhi bất thường có thể cảnh báo các vấn đề như thai nhi bị stress, thiếu oxy hoặc có dị tật bẩm sinh.
- Phát hiện sớm các biến chứng:
- Nhịp tim thai nhi bất thường là dấu hiệu sớm của các biến chứng như nhau tiền đạo, đứt nhau, sản giật, hay rối loạn nhịp tim thai nhi.
- Việc phát hiện sớm giúp bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Đánh giá hiệu quả điều trị:
- Đối với thai kỳ có nguy cơ cao, theo dõi nhịp tim giúp đánh giá liệu điều trị có hiệu quả hay cần điều chỉnh.
- Theo dõi tình trạng thai nhi trong quá trình chuyển dạ:
- Nhịp tim thai nhi thay đổi trong quá trình chuyển dạ cảnh báo sớm các vấn đề có thể xảy ra.
- Giúp bác sĩ quyết định có can thiệp phẫu thuật hay không.
- Giảm lo lắng cho bà mẹ:
- Được nghe nhịp tim con khỏe mạnh giúp bà mẹ yên tâm và giảm stress trong thai kỳ.
Nhịp tim của thai nhi phát triển như nào?
Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Bấy giờ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành nên 2 ống dẫn vào tim thai. Dù thời điểm này hình dáng thai nhi chưa hoàn thành, nhưng tim thai lại được cấu thành và co bóp tốt, đập như quả tim người thực thụ. Đến thời điểm cuối tuần thứ 5 thai kỳ, đây là một cột mốc quan trọng, nếu thai nhi thấy tim chứng tỏ đã trỗi dậy thành một mầm sống.
Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái.
Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, nhịp tim thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút.
Nhịp tim thai nhi có dự đoán giới tính?
Nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau rằng nhịp tim trên 140 nhịp/ phút thì mang bầu con gái, dưới 140 nhịp/phút sẽ là bé trai. Tuy nhiên, trên thực tế giới tính thai nhi hoàn toàn không liên quan tới nhịp tim của bé.
Theo các nghiên cứu, trong 3 tháng đầu bé trai có nhịp tim trung bình khoảng 154,9 bpm – sai số tới 22,8 bpm, trong khi em bé gái có nhịp tim trung bình là 151,7 bpm và sai số là 22,7 bpm. Như vậy có nghĩa, dự đoán giới tính thai nhi không thể dựa vào nhịp tim mà phải sử dụng các phương pháp như:
– Siêu âm thai: Giúp mẹ biết được giới tính thai nhi, chẩn đoán sớm những bất thường như thai ngoài tử cung, các dị tật nếu có…
– Sinh thiết nhau thai: Cho biết chính xác về giới tính thai nhi, giúp phát hiện sớm những dị tật bất thường trên nhiễm sắc thể (NST) của bé.
– Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện NST Y hoặc sự vắng mặt của NST này từ đó giúp xác định giới tính của bé.
Để chủ động theo dõi bé tại nhà cũng tham khảo máy đo nhịp tim thai tại nhà đang được các mẹ bầu khuyên dùng.